Lăn Kim Tế Bào Gốc là gì ? Ưu nhược điểm
Thế nào là lăn kim tế bào gốc ?
Lăn kim tế bào gốc là gì? Nói một cách dễ hiểu thì lăn kim tế bào gốc là hình thức dùng những đầu kim có kích thước siêu nhỏ để tác động vào da gây nên những “tổn thương giả” với mục đích nhằm kích thích cơ thể sản sinh ra collagen để tái tạo lại da.
Cơ chế hoạt động của lăn kim
Lăn kim là một trong những phương pháp xâm lấn tối thiểu, giúp cải thiện các chứng rối loạn về da.
Với cơ chế tự làm lành vết thương, những “tổn thương giả” này sẽ kích thích các tế bào sản sinh ra elastin tương ứng để làm lành vết thương. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa những dưỡng chất cần thiết có trong tế bào gốc vào bên trong da, giúp nuôi dưỡng và điều trị các vấn đề về da như nám, sạm, mụn,...
Để thực hiện quy trình làm đẹp này cần có một đầu kim lăn với nhiều kim nhỏ có đường kính khoảng 0,1mm - 0,25mm. Thủ thuật này được thực hiện với kỹ thuật ủ tê đặc biệt lớp ủ tê khá dày nên bạn hoàn toàn sẽ không bị đau trong lúc lăn kim. Sau khi gây tê xong, thiết bị sẽ được áp dụng lên da từ 15- 20 lần trên khắp khu vực cần điều trị. Thông thường, lăn kim sẽ được thực hiện khoảng 3-6 lần tuỳ vào tình trạng da nặng hay nhẹ và mỗi đợt như vậy sẽ cách nhau 8-10 tuần. Hiện nay, kỹ thuật lăn kim đã được cải tiến hơn với nhiều thiết bị mới ra đời, chiều dài của kim cũng đa dạng hơn, phù hợp cho từng loại da khác nhau.
Ưu nhược điểm của lăn kim tế bào gốc
1. Ưu điểm của lăn kim tế bào gốc
Lăn kim tế bào gốc sẽ tăng cường khả năng thẩm thấu dưỡng chất lên gấp nhiều lần so với các phương pháp thông thường khác. Không chỉ vậy, thủ thuật này còn sắp xếp lại các bó sợi collagen bị hư hại một cách hiệu quả mà không hề gây tổn hại đến da.
Lăn kim là thủ thuật làm đẹp ít để lại biến chứng và hầu như là an toàn với mọi làn da, nó có thể điều trị cả ở những vùng không thích hợp cho hoá chất như khu vực gần mắt. Khi làm xong, làn da của bạn có thể đỏ lên nhưng chỉ kéo dài khoảng 2-3 ngày. Sau điều trị, da của bạn sẽ cảm thấy khá châm chích và hơi ngứa, nhưng chỉ trong 12 giờ - 48 giờ thì sẽ hết nên không cần phải quá lo lắng.
Một ưu điểm nổi bật nữa của phương pháp này đó chính là trong quá trình thực hiện không hề sử dụng hoá chất hay thuốc mà hoàn toàn phụ thuộc vào cơ chế làm lành của cơ thể nên hoàn toàn không gây tác dụng phụ.
2. Nhược điểm của lăn kim tế bào gốc.
- Phương pháp này không thể áp dụng lên các loại da bị mụn vì có thế gây ra tình trạng bội nhiễm hoặc làn da quá nhạy cảm vì những làn da này có khả năng phục hồi rất yêu
- Sau khi lăn kim xong, bạn phải có chế độ chăm sóc da nghiêm ngặt, tuyệt đối không được để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các tác động xấu từ bên ngoài môi trường. Đây cũng là một trong những nhược điểm khá lớn của phương pháp này khiến nhiều chị em cũng e dè khi thực hiện.